Nhiều phụ huynh hiện nay luôn lấy kết quả học tập của con mình để đánh giá xem đứa trẻ có xuất sắc hay không. Nếu thành tích tốt thì đứa trẻ đó được coi là thông minh và có năng lực. Một khi bị điểm kém, nó sẽ phủ nhận tất cả những điểm mạnh khác của trẻ.

Thực tế đây là một tiêu chuẩn đánh giá rất không phù hợp. Sự phát triển của trẻ bao gồm các kỹ năng đạo đức, trí tuệ, thể chất và nghệ thuật. Những khía cạnh này đều quan trọng như nhau.

Nuôi dưỡng một đứa trẻ phát triển toàn diện đòi hỏi chúng ta phải vượt xa những con số trên học bạ và sử dụng góc nhìn đa dạng hơn để khám phá và khuyến khích từng chút tiến bộ. Quan niệm giáo dục này có thể giúp trẻ xây dựng sự tự tin vững chắc hơn.

Vào ngày 28/4, một bà mẹ ở Giang Tây (Trung Quốc) chia sẻ rằng con trai mình mỗi ngày đều thức dậy vào lúc 6 giờ để xem Tivi mà không cần người lớn đánh thức. Đồng thời, chị phàn nàn rằng điểm số của con không cao bằng nhiều bạn bè cùng lớp khác.

Cậu bé mỗi ngày đều thức dậy vào lúc 6 giờ để xem Tivi mà không cần người lớn đánh thức.

Sau khi xem Tivi một lúc, đứa trẻ vào bếp nấu cháo. Ăn xong tự xách cặp đi học vào khoảng bảy giờ. Tan học, lại trở về một mình.

Mấy năm rồi, con chưa bao giờ đi trễ. Tuy nhiên, thành tích của con ở lớp cũng không quá vượt trội. Hàng ngày người mẹ đều dạy kèm cho con, thái độ đứa trẻ cũng rất tốt, Không hiểu sao kết quả thi giữa kỳ không hề khả quan.

Ngoài việc học không xuất sắc thì đứa trẻ này cái gì cũng giỏi, tính tình tốt, siêng năng và rất có tính tự giác. Không chỉ tự giặt giày cho mình mà còn giặt cho em gái. Cuối tuần, khi cả nhà đang ngủ say, cậu bé vẫn dậy sớm chuẩn bị cháo cho cả nhà ăn.

"Tôi rất tức giận khi nghĩ đến thành tích học tập của con. Nhưng nhìn cách cư xử thường ngày của đứa trẻ ở nhà, tôi cảm thấy ông trời đã ban cho tôi một đứa con ngoan. Tôi không biết có vấn đề ở đâu. Đứa trẻ không ngốc và có chỉ số IQ bình thường. Khi tôi đưa nó ra ngoài, nó tốt bụng và tính tình hiền lành. Khi chơi với những đứa trẻ khác, mọi người đều ghen tị vì nó thông minh, nhưng nó lại là một đứa kém cỏi trong học tập", bà mẹ trăn trở.

Cuối tuần, khi cả nhà đang ngủ say, cậu bé vẫn dậy sớm chuẩn bị cháo cho cả nhà ăn.

Một số cư dân mạng cho rằng thành tích học tập tệ không phải là tính cách xấu. Khả năng tự giác của cậu bé đã "đánh bại" 90% trẻ em.

Kết quả học tập không phải là tiêu chí duy nhất để đánh giá khả năng của trẻ. Khả năng tự chăm sóc bản thân, khả năng tự kỷ luật và khả năng chủ động của trẻ đều là những tiêu chí quan trọng.

Theo những gì người mẹ chia sẻ, bà nên cảm thấy tự hào khi có được đứa con trai như vậy. Việc nuôi dạy một đứa con như thế này thật thoải mái biết bao.

Trên thực tế, điểm số không tốt có thể do trẻ còn nhỏ, chưa có ý thức học tập hoặc trí thông minh không cao. Nhưng cho dù sau này thành tích của trẻ vẫn kém, cha mẹ cũng nên chấp nhận "sự tầm thường" của con mình.

Đứa trẻ tốt bụng, chăm chỉ và hòa đồng với mọi người. Đây đều là những lợi thế quý giá. Việc học không phải là "lối thoát" duy nhất. Chỉ cần bạn sẵn lòng, dưới chân có vô số con đường để đạt đến cuộc sống hạnh phúc.